Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2018

SỐNG PHÙ HỢP VỚI TIN MỪNG

Rượu mới và bầu mới là chính Đức Giêsu và lề luật của Ngài. Lề luật của Ngài là luật yêu thương. Yêu thương đến hiến thân mình cho người mình yêu giống như Ngài. Ngày nay cũng có rất nhiều người dám hy sinh bản thân mình vì một lý tưởng, vì người mình thương. Thế nhưng, Chúa Giêsu đã hy sinh thân mình cho người tội lỗi, những kẻ luôn phản bội ngài và cũng là những kẻ đôi khi là người thù địch với Ngài là chính chúng ta. Đây mới là tình yêu tuyệt đối mà mỗi người chúng ta phải luôn hướng tới trong cuộc sống và trong ơn gọi mà mình đang mang trên người là ơn gọi của một con người thật sự, ơn gọi của một Kitô hữu hay ơn gọi thánh hiến. Chúa Giêsu đến thế gian là để mang lại một nguồn sống mới, một luật lệ mới và một ơn Cứu độ của Thiên Chúa Tình Yêu. "Chẳng ai lấy vải mới mà vá áo cũ, vì như vậy, miếng vá mới sẽ kéo vải cũ, khiến chỗ rách lại càng rách thêm. Cũng chẳng ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu sẽ làm nứt bầu, là rượu cũng mất mà bầu cũng hư. Nhưng rượu mớ

TÌNH YÊU ĐÃ BIẾN ĐỔI PHẬN NGƯỜI

Thứ Bảy tuần I TN Mc 2:13-17 Theo truyền thuyết,  Lêvi con ông Anphê (và ông còn có tên gọi là Matthêu). Ông là một người thu thuế ở Caphanaum,  phục vụ cho Vua Hêrôđê Antipas.  Câu chuyện này  đã được Tin Mừng Nhất Lãm tường thuật lại(Mc 2, 13 -17; Mt 9, 9; Lc 5, 27). Cả ba Tin Mừng đều ghi lại diễn tiến Chúa gọi Lêvi, ông là một người tội lỗi công khai (vì là người làm nghề thu thuế).  Ơn gọi của Lêvi được coi là khác thường và gây ngạc nhiên hơn ơn gọi của các Tông đồ khác, bởi vì ông là một người tội lỗi công khai. Lêvi sau này được gọi là Matthêu, một trong bốn thánh sử, ông làm nghề thu thuế cho đế quốc Rôma, lúc đó đang cai trị xứ Palestina. Những người làm nghề thu thuế được hưởng lợi tức cao, nhưng bị dân chúng ghét bỏ vì thường xảy ra những vụ gian lận hoặc lạm thu. Ở dưới bất cứ thời đại nào cũng vậy, người làm nghề này đều bị dân chúng coi thường, xa tránh, và còn bị  xếp vào loại người trộm cắp của dân bỏ vào túi  của mình. Cùng trong tâm trạng đó Lêvi cũng

DẤN THÂN CHO TIN MỪNG VÀ ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN

THỨ TƯ SAU LỄ HIỂN LINH B Chúa Giêsu đi vào giữa lòng biển khổ của nhân loại. Người chữa lành bệnh nhân, xua trừ ma quỷ, dù ngày đã xế chiều, mặt trời đã lặn xuống. Sứ mệnh cứu độ của Chúa Giêsu là giải thoát con người khỏi mọi đau khổ. Bên cạnh đó, ngài còn giải thoát con người khỏi tội lỗi, để nối lại mối quan hệ mật thiết với Thiên Chúa. Vì thế, mặc dù sau một ngày bận bịu, mệt mỏi, ngay từ sáng sớm, Ngài đã thức dậy, đi vào nơi thanh vắng để cầu nguyện. Ngài kết hiệp trọn vẹn với Chúa Cha trong khi vẫn sống hết mình cho con người. Lẽ sống của Chúa Giêsu là kết hiệp với Chúa Cha và thực thi ý định của Ngài. Cũng như ở Caphácnaum, Chúa Giêsu đã tiếp nối lời giảng dạy uy quyền bằng việc trừ quỷ, Người tiếp tục nối tiếp lời loan báo bằng việc dùng uy quyền trục xuất các sức mạnh đang đối kháng lại Thiên Chúa và hành hạ loài người. Lời nói của Người được chứng thực bằng việc làm của Người. Chúa Giêsu hiện thân như một vị “bác sĩ”, nhưng vị “bác sĩ” này rất khác người, c

LÃNH VÀ SỐNG PHÉP RỬA

Cùng với toàn thể Giáo hội, chúng ta mừng lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa. Chúng ta biết Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Ngài là Đấng vô tội và luôn trung thành chu toàn thánh ý Chúa Cha trong suốt cuộc đời trần thế. Vậy mà tại sao Chúa Giêsu lại chịu phép Rửa bởi Gioan ở sông Giođan? Bởi vì Chúa Giêsu không tự cho mình cao trọng vượt trên người khác, Ngài muốn chứng tỏ cho chúng ta biết rằng Ngài luôn luôn liên đới với hết mọi người, bằng cách sống trung thành với lề luật và chia sẻ thân phận làm người trong mọi chiều hướng. Chúa Giê-su là Thiên Chúa xuống làm người để cứu chuộc nhân loại, Ngài hoàn toàn vô tội, nghĩa là không vướng phải một khuyết điểm hay một tội lỗi nào, dù là nhỏ nhất. Ngài trong sạch hoàn toàn, và tuy có bị cám dỗ, Ngài không bao giờ sa ngã hay để ma quỉ chiến thắng. Thế mà trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su lại chịu phép rửa bởi ông Gio-an, người tiền hô cho Ngài. Theo sự thường, đúng ra Ngài không nên chịu phép rửa, vì phép rửa là một dấu hiệu sám hối, c

NHÌN LẠI PHÉP RỬA CỦA MÌNH

NHÌN LẠI PHÉP RỬA CỦA MÌNH Hôm nay, Tin Mừng thuật lại việc Đức Giêsu cùng với đoàn người đông đảo đến để xin Gioan làm phép rửa cho mình. Khi chấp nhận đứng xếp hàng cùng với những người tội lỗi để đón nhận ơn sám hối từ Gioan là người cũng cần sự sám hối, Đức Giêsu đã khiêm nhường tuyệt đối.           Gioan Tẩy Giả biết rõ mình chỉ là người chuẩn bị cho Đấng đến sau, Đấng ấy cao trọng đến mức ông không đáng phục vụ cho Ngài, dù chỉ làm công việc của người nô lệ như cởi quai dép. Đấng ấy còn là Đấng Gio-an hằng trông đợi, nên Gio-an có lý do từ chối: “Chính tôi là người cần Ngài làm phép rửa.” Nhưng Chúa Giê-su đã cho Gio-an biết việc ông phải làm: “Hãy cứ làm như thế.” Như vậy, việc Gio-an Tẩy Giả làm phép rửa cho Chúa Giê-su không phải tự ý của ông và việc Chúa Giê-su chịu phép rửa cũng là để thực hiện thánh ý Chúa Cha: Chúa Giê-su là Đấng thánh, nên Ngài chẳng cần sám hối; nhưng Ngài chịu phép rửa thống hối để gánh lấy tội lỗi nhân loại để đền bù. Tất cả đều là để cho

HÃY ĐẾN MÀ XEM

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh  Gioan (Ga 1: 35-42) 35  Hôm sau, ông Gio-an lại đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. 36  Thấy Đức Giê-su đi ngang qua, ông lên tiếng nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa". 37  Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su. 38  Đức Giê-su quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: "Các anh tìm gì thế?" Họ đáp: "Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu?" 39  Người bảo họ: "Đến mà xem" .  Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười. 40  Ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, là một trong hai người đã nghe ông Gio-an nói và đi theo Đức Giê-su. 41  Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-môn và nói: "Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a" (nghĩa là Đấng Ki-tô). 42  Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn ông Si-môn và nói: "Anh là Si-môn, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha" (tức là Phê-rô). Suy niệm Lời Chúa hôm n